Chảy máu bất thường từ niêm mạc tử cung, thường được gọi là rong kinh. Rong Kinh là một vấn đề thường gặp trong lâm sàng phụ khoa với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy rong kinh và những dấu hiệu nhận biết là gì? Hãy cùng Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé! 

dấu hiệu nhận biết rong kinh

Định nghĩa rong kinh là gì?

Rong kinh là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ. Rong kinh có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết thông thường hoặc đó là cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm như polyp tử cung, u xơ tử cung, rối loạn đông máu di truyền,...

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thời gian hành kinh trung bình là 3 – 5 ngày. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt).

Những dấu hiệu nhận biết rong kinh

Chắc hẳn chị em nào cũng lo ngại khi nhận ra những bất thường xảy ra với cơ thể mình. Dưới đây là một vài triệu chứng cũng như các biểu hiện có thể đi kèm khi bị rong kinh:

  • Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, liên tục trên 7 ngày, phụ nữ phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tiếp diễn trong nhiều giờ.

  • Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

  • Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm.

  • Máu kinh vón thành cục lớn.

  • Hay bị đau bụng dưới.

  • Mệt mỏi, thở dốc, có triệu chứng của thiếu máu nếu rong kinh kèm cường kinh kéo dài.

Nguyên nhân thường gây rong kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh có thể là do tuổi tác. Đặc biệt ở tuổi dậy thì thì do rối loạn phóng noãn, các bé gái ở độ tuổi này thường rất dễ gặp phải tình trạng rong kinh rong huyết. 

Ở độ tuổi sinh sản và mãn kinh, người phụ nữ có thể gặp phải tình trạng này do một số nguyên nhân sau:

  • Liên quan đến việc mang thai: có thể là bị sảy thai, thai lưu, mang thai ngoài tử cung,...

  •  Phụ nữ bị mắc một số bệnh đường sinh dục như u xơ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung,...

  • Do sử dụng một số loại thuốc như Aspirin, Heparin, thuốc bổ sung estrogen,...

  • Do đường sinh dục bị chấn thương hoặc có dị vật bên trong.

  • Do thể trạng người bệnh có bệnh tự miễn, bệnh bạch cầu, bệnh gan thận,...

  • Tuổi dậy thì dễ gặp tình trạng rong kinh.

Xem thêm: Khám phụ khoa 

Phương pháp Chẩn đoán rong kinh

Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán rong kinh là:

  • Xét nghiệm máu: Mỗi mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt (thiếu máu) và các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.

  • Xét nghiệm Pap: Trong xét nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung của bạn thu thập và kiểm tra nhiễm trùng, viêm hoặc thay đổi có thể là ung dung hoặc có thể dẫn đến ung dung.

  • Chụp siêu âm: Một chất lỏng được tiêm qua 1 ống vào tử cung của bạn bằng âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung của bạn.

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung để giải phẫu bệnh kiểm tra.

  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và xương chậu.

Phương pháp điều trị rong kinh

Điều trị rong kinh muốn hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc: tìm ra nguyên nhân và trị bệnh dựa trên nguyên nhân ấy, làm dừng tình trạng niêm mạc tử cung ra máu để tái lập chu kỳ kinh bình thường đồng thời điều trị để nâng cao thể trạng cho nữ giới.

  • Thuốc: Nếu bị rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu như axit tranexamic để giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như  ibuprofen hoặc naproxen (cũng để giảm lưu lượng); hoặc để cân bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc progesterone hoặc dụng cụ tử cung (DCTC).

  • Phẫu thuật: Nếu rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo (D&C),thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung.

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt.... để chống thiếu máu.

  • Bổ sung sắt cho cơ thể: Để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc phòng ngừa, phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt. 

Rong kinh kéo dài dễ dẫn đến bệnh thiếu máu ở phụ nữ. Không chỉ vậy, tình trạng rong kinh rong huyết còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, dễ gây vô sinh sau này. Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người khác nhau, nguyên nhân gây bệnh thường không giống nhau nên việc điều trị cũng sẽ được áp dụng theo mỗi trường hợp cụ thể. Bởi vậy, khi nghi ngờ mình bị rong kinh bạn nên đi khám phụ khoa tại Phòng Khám Sản Phụ Kho Biên Hoà để được khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. 

Với những kiến thức đã chia sẻ, hy vọng các chị em  đã có thể nắm được kiến thức cơ bản về rong kinh cũng như cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Nếu như có bất cứ câu hỏi nào về rong kinh hoặc các vấn đề về phụ khoa cần được giải đáp, hãy liên hệ Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà để được tư vấn miễn phí.