“ Vượt Cạn” là quá trình thiêng liêng cao cả, Nhưng cũng là nỗi sợ hãi của không ít những mẹ bầu khi sinh thường. Càng đến thời điểm sắp sinh thì những cơn đau gò tử cung này càng dồn dập, cảm giác đau đớn sẽ mãnh liệt và kinh khủng gấp bội.Tuy nhiên, nếu biết cách thở và rặn đẻ, mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau dai dẳng, thai nhi chui ra nhanh hơn, việc sinh thường trở nên dễ dàng hơn. Vậy Cách thở,và rặn đẻ khi sinh thường như thế nào? mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà tổng hợp được trong bài viết sau.

Tại sao mẹ nên biết cách thở và rặn đẻ?

mẹ nên biết cách thở và rặn đẻ

Việc biết cách rặn đẻ thường đúng cách giúp người mẹ giảm đi sự đau đớn trong quá trình sinh và giúp em bé không bị ngạt do phải ở trong bụng mẹ quá lâu.  Bên cạnh đó hít thở và rặn đẻ đúng theo chu kỳ cơn gò tử cung, người mẹ sẽ không mất quá nhiều sức hay bị băng huyết sau sinh.

Cách thở khi mẹ sinh thường

Trong quá trình sinh thường, việc hít thở đúng cách rất quan trọng. Điều đó giúp cho tăng lượng oxy cho cả mẹ lẫn bé, hỗ trợ kiểm soát việc rặn đẻ sao cho đỡ mất sức và nhanh chóng, nhịp thở ổn định mang đến tác dụng làm dịu trong quá trình chuyển dạ, sản phụ cảm thấy thoải mái hơn và sẽ phản ứng tích cực hơn khi cơn đau xuất hiện. Và đặc biệt việc thở đúng cách kết hợp nhịp nhàng với cơn gò tử cung giúp em bé ra ngoài nhanh chóng và thuận lợi hơn. Khi nằm trên giường sinh, mẹ bầu cần giữ tâm trạng bình tĩnh, không căng thẳng và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ.

+ Thở chậm: Hít thở nhẹ nhàng, chuẩn bị tinh thần cho những cơn co thắt. Thở chậm bằng cách hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. Tìm ra điểm cao trào cơn gò tử cung để tập trung vào đó, mỗi lần thở ra, cố gắng thả lỏng những bộ phận khác trên cơ thể.

+ Thở gấp: Khi cơn gò tử cung dồn dập, đau đớn hơn cũng là lúc báo hiệu mẹ sắp sinh con. Lúc này sản phụ nên sử dụng phương pháp thở này khi bác sĩ cho biết rằng cổ tử cung của bạn đã giãn ra hoàn toàn, nếu không có thể gây rách hoặc tổn thương khác:

- Khi cơn đau bắt đầu cũng là lúc mẹ bầu nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng.

- Tăng tốc độ thở của bạn khi cần thiết và phối hợp với các cơn gò.

- Khi muốn rặn, mẹ hãy cúi đầu xuống đồng thời hóp cằm vào ngực. Cong người về phía trước và giữ hơi thở trong khi đẩy và từ từ thở ra.

- Kết thúc quá trình bằng 1 hơi thở sâu, dài.

Cách rặn đẻ để mẹ sinh con thuận lợi

Để bắt đầu thực hiện cách rặn đẻ hiệu quả và giảm đau nhằm hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn, mẹ bầu sẽ cần chuyển sang tư thế phù hợp nhất theo lời của bác sĩ đỡ sinh. Sau đó, mẹ sẽ bắt đầu rặn đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là 3 lần tương ứng với mỗi cơn co thắt hoặc tùy theo cảm nhận của bạn.

– Tư thế nằm: Nằm cao đầu góc 45 độ, hơi nâng mông một chút, tay nắm chặt 2 càng của bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào giá đỡ chân, lưng thẳng áp sát vào bàn sinh.

– Việc rặn đẻ khi cơn gò xuất hiện phải được phối hợp nhịp nhàng với động tác hít thở.

– Khi thai phụ cảm nhận cơn gò tử cung đã đến, bắt đầu dùng mũi hít một hơi dài rồi từ từ thở ra đằng miệng. Từng nhịp hít thở kết hợp với động tác rặn. Khi rặn hơi dồn xuống bụng, miệng không được phát ra âm thanh nào để giữ sức.

– Sau mỗi nhịp rặn đẻ, chị em nghỉ khoảng 50 – 60 giây để lấy lại sức và sự tập trung cho cơn gò tiếp theo. Nếu rặn đẻ khi có cơn gò tử cung thì em bé mới ra dễ dàng và nhanh chóng.

– Em bé sẽ ra đời một cách tự nhiên, không cần sự can thiệp của phương pháp hỗ trợ hay dụng cụ nào nếu có sự kết hợp nhịp nhàng giữa 3 yếu tố: lực của cơn gò tử cung, lực rặn của mẹ, lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ. Khi em bé thập thò ở cửa âm đạo bác sĩ sẽ chủ động kéo thân người, mông, chân tay của bé ra, cuộc rặn sinh kết thúc. Nếu bé quá to có thể gây kẹt thì bác sĩ phải thực hiện thủ thuật để đỡ bé một cách an toàn.

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi rặn đẻ

mẹ nên biết cách thở và rặn đẻ

Chuẩn bị sẵn tâm lý là phải rạch tầng sinh môn: Nếu đây là lần đầu mẹ sinh thường, tầng sinh môn còn khá chắc chắn nên bác sĩ sẽ phải rạch một chút để giúp đường ra của con rộng hơn, dễ ra hơn và hạn chế tối đa những sang chấn ở vùng đầu. Bên cạnh đó, việc rạch tầng sinh môn cũng giúp mẹ tránh trường hợp bị rách tầng sinh môn, dẫn tới mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn.

Xác định được chính xác chu kỳ của cơn co gò tử cung: Thời gian sinh thường sẽ kéo dài tùy thuộc vào từng mẹ. Tuy nhiên, quá trình sinh thường sẽ diễn ra khoảng 6 – 24 giờ. Khi bắt đầu chuyển dạ thì tần suất cơn co gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 -15 giây với mức đau vừa phải. Khi mẹ thấy có biểu hiệu hơn 3 cơn co trong vòng 10 phút và kéo dài 30 – 40 giây, mẹ mới nên rặn đẻ. Việc xác định đúng các cơn co gò tử cung sẽ giúp mẹ có thể điều hòa được nhịp thở và dồn sức rặn đẻ để quá trình sinh con được nhanh và thuận lợi hơn.

Lời kết:

Trên đây là cách hít thở và cách rặn đẻ khi mẹ sinh thường mà Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà gửi đến các chị em tham khảo. Chúc tất cả chị em đều "vượt cạn" an toàn, nhanh chóng và ít đau đớn nhất. Chúc các chị em "mẹ tròn, con vuông".