Mẹ đã hoàn thành tam cá nguyệt thứ nhất của mình và bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 2. Chế độ dinh dưỡng  tam cá nguyệt thứ hai cần được mẹ lưu tâm hơn nhiều so với tam cá nguyệt thứ nhất

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đủ và đúng nguồn dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của em bé. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu như thế nào là hợp lý? Mẹ bầu cần ăn gì, kiêng gì là vấn đề được quan tâm.

Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2

Khác với các mẹ mang thai 3 tháng đầu, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã thôi không còn bị cơn ốm nghén hành hạ. Điều này đồng nghĩa với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa sẽ đa dạng hơn. Đồng thời, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calories/ ngày.

dinh dưỡng dành cho bà bầu

Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu sự khó chịu do các triệu chứng thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2

Khi mang thai, phụ nữ cần đảm bảo dung nạp đầy đủ các loại vitamin. Khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrate để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cơ thể cần nhiều calo hơn một chút trong tam cá nguyệt thứ hai. 

Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Sắt và canxi

Đây là 2 dưỡng chất cực quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi đang trong thời điểm “cao trào” để phát triển hệ xương, răng, mặt, chân tay. Bổ sung đầy đủ sắt và canxi là mẹ đã giúp bé xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.

  • Sắt giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Trong quá trình mang thai, sắt cung cấp oxy cho em bé đang phát triển.

Một chế độ ăn thiếu sắt có thể gây thiếu máu, làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như sinh non và trầm cảm sau khi sinh.

  • Khi mang thai, phụ nữ nên đặt mục tiêu ăn từ 75 đến 100 gram (g) đạm mỗi ngày để giúp não em bé và các mô khác phát triển. Đạm cũng cần thiết cho sự phát triển của tử cung và vú của người mẹ.Canxi giúp xương và răng của bé hình thành, đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành suôn sẻ các cơ, dây thần kinh và hệ tuần hoàn.

Kẽm – Dưỡng chất không thể thiếu

Đối với thai nhi kẽm có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi. Cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ gây buồn nôn, chán ăn hay khả năng dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Thai nhi không đủ kẽm dẫn đến xương kém phát triển, nhẹ cân, chiều cao thấp, thai dễ bị dị dạng, còi xương, miễn dịch kém. Vậy nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần bổ sung 20 mg kẽm/ ngày.

Vitamin D

Vitamin D hỗ trợ sự phát triển xương và răng của bé. Lượng vitamin D đề nghị sử dụng trong thai kỳ là 15 mcg (microgram) một ngày.

Cơ thể có thể tạo ra vitamin D từ ánh mặt trời, điều này cho phép nhiều người đáp ứng một phần nhu cầu của họ. Tuy nhiên, ước tính cho thấy hơn 40% người trưởng thành ở Mỹ bị thiếu vitamin D do thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các yếu tố khác.

Vitamin A

Việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết khi mang thai sẽ giúp cho bé yêu phát triển toàn diện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, vitamin A còn giúp ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn của bé sau khi sinh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất. Không dừng lại ở đó, vitamin A còn có công dụng hỗ trợ sự phục hồi của mô sau sinh.

Axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 có lợi cho cả mẹ và bé trong chế độ ăn uống. Các axit béo thiết yếu này hỗ trợ tim, não, mắt, hệ miễn dịch và hệ thần kinh trung ương. Omega-3 có thể ngăn ngừa sinh non, giảm nguy cơ tiền sản giật và giảm khả năng bị trầm cảm sau khi sinh.

Chất lỏng

Phụ nữ mang thai cần nhiều nước hơn những người không mang thai để có thể giữ nước. Nước giúp hình thành nhau thai và túi ối. Việc mất nước khi mang thai có thể góp phần gây ra các biến chứng như dị tật ống thần kinh và giảm khả năng sản xuất sữa mẹ.

Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 đến 12 ly nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước và biến chứng.

Mẹ không nên ăn gì ở tam cá nguyệt thứ 2?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là việc làm rất cần thiết và quan trọng với bà bầu. Dưới đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu cần tránh

  • Gia vị cay nóng như tiêu, ớt, ngũ vị hương… là những thứ mẹ không nên ăn nhiều vì gây nóng, có thể dẫn đến táo bón, trĩ.

  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt vì khiến mẹ tăng cân nhanh, tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và gây tình trạng đường trong máu tăng.

  • Không ăn nhiều mì chính vì có thể gây phù nề.

  • Không sử dụng quá 200mg Caffeine mỗi ngày, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.

  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp vì có thể chứa chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.

  • Không ăn nhiều gan động vật vì chứa nhiều vitamin A. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A gây lắng đọng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh việc ăn uống khoa học, mẹ bầu cũng nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu như yoga, đi bộ, bơi lội… để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng.