Để xác định thời điểm chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào? Mẹ bầu hãy lắng nghe cơ thể của mình để có thể chuẩn bị tốt nhất tâm lý, sức khỏe và những kiến thức sinh trước khi đến bệnh viện.Vào những tuần cuối của thai kỳ thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh báo hiệu cho bạn biết bé yêu đã sẵn sàng chào đời. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ là quá trình xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ để đưa thai nhi cũng như bánh nhau ra khỏi buồng tử cung của người mẹ.Thông thường, những biểu hiện sắp chuyển dạ sinh con bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 38 - 42 của thai kỳ. bởi lúc này thai đã trưởng thành và sống độc lập được khi ở ngoài tử cung. 

Trong trường hợp thấy những tín hiệu sắp sinh xuất hiện trước tuần thứ 37 thì mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra và theo dõi. Bởi vì, đó có thể là dấu hiệu thông báo thai phụ có nguy cơ sinh non và cần được can thiệp y khoa sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Dấu hiệu bụng bầu tụt xuống thấp

Đây là dấu hiệu cho thai phụ biết bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Nhiều người còn cảm nhận rõ đầu bé đã lọt xuống khung xương chậu và sau đó vài ngày, bé con sẽ chào đời.

Dấu hiệu đau co tử cung

Gần tới ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục. Bạn có thể bấm giờ, khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút trong ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ. 

Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung.

Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.

Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Cảm giác mót rặn và mót tiểu nhiều hơn

Cùng triệu chứng tụt bụng thì dấu hiệu mót rặn nhiều hơn là do đầu em bé xuống thấp hơn gây chèn ép vào trực tràng và bàng quang. Vậy nên thể tích trực tràng và bàng quang bị thu hẹp lại, gây ra hiện tượng mót rặn và mót tiểu, thực tế mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện các mẹ bầu ở giai đoạn này thường tiểu không nhiều  và đại tiện không nhiều trong 1 lần nhưng có thể đi nhiều lần hơn trong một ngày.

Bị tiêu chảy

Những thay đổi trong chế độ ăn uống, nội tiết tố, việc sử dụng thuốc… đều có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ . Tuy nhiên, khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời.

Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy khi sắp sinh là do các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này thường khiến bạn mệt mỏi vì mất nước Xong đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cũng có thể muốn đi vệ sinh.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy uống nhiều nước để cơ thể tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám để bác sĩ có những chỉ định y khoa thích hợp.

Dấu hiệu vỡ ối

Vỡ ối là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đối với mẹ bầu, dấu hiệu của vỡ ối là sẽ thấy dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo mà mẹ bầu không hề cảm thấy đau đớn. 

Mẹ bầu có thể sẽ gặp phải hầu hết các dấu hiệu ở trên nhưng vẫn chưa đến thời điểm chuyển dạ thật sự. Ngược lại, mẹ bầu sẽ sinh con chỉ một vài giờ sau khi vỡ ối. Do đó, khoảng thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh đến khi sinh nở thật sự sẽ khác nhau ở từng người.

Nhìn chung, nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, thời điểm chuyển dạ có thể cách 12- 24giờ sau khi các cơn co thắt hoặc dấu hiệu vỡ ối xuất hiện.

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Dấu hiệu chuyển dạ

Khi bạn nghĩ mình sắp vượt cạn, hãy bắt đầu tính thời gian những lần bạn bị co thắt bụng, bao gồm: thời gian giữa các cơn co thắt và thời gian của mỗi cơn co thắt.

Các cơn co thắt nhẹ bắt đầu thường cách nhau từ 15 – 20 phút và kéo dài từ 60 – 90 giây mỗi cơn. Sau đó, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau 5 phút. Khi những cơn co thắt mạnh kéo dài từ 45 – 60 giây và cách nhau 3 – 4 phút, đây chính là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

Bạn hãy cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơn co thắt như thời gian cách quãng, độ dài của mỗi lần, mức độ đau và các triệu chứng khác mà bạn đang gặp phải.

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau đây, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

-Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi.

-Bị vỡ ối ( âm đạo ra nước loãng như nước tiểu màu trắng đục, trắng trong, xanh rêu hoặc lẫn máu).

-Thai phụ cảm thấy hoa mắt, đau đầu, đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng.

Qua bài viết trên là “Tất Tần Tật” những dấu hiệu nhận biết chuyển dạ mà các mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn giúp mẹ bầu có thể nắm toàn bộ kiến thức và chuẩn bị tâm lý thật tốt, sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” nhé. Nếu còn thắc mắc về dấu hiệu chuyển dạ hay còn thắc mắc gì. Hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà để được tư vấn.