Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tai biến sản khoa, thậm chí là tử vong. Vậy thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nội dung bài viết

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc kiểm tra nồng độ đường huyết (glucose) trong máu. Thời gian thực hiện xét nghiệm thích hợp nhất là từ tuần 24-28 của thai kỳ. Mục đích của việc xét nghiệm là kiểm tra lượng đường huyết của mẹ bầu phù hợp chưa.

Những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

  • Béo phì, thừa cân.

  • Tiền sử gia đình có từng bị tiểu đường.

  • Người có tiền sử sinh con lớn hơn 4kg.

  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường thai kỳ, xét nghiệm glucose niệu dương tính.

  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

  • Tiền sử thai kỳ bất thường: thai lưu hoặc sảy thai  không rõ nguyên nhân

  • Người có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng gì đến em bé? 

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai hoặc không thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

  • Bé bị thừa cân. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bé bị chứng “macrosomic” và thường sẽ phải sinh mổ do thai quá to, nếu sinh thường, nhiều khả năng bé sẽ bị gãy xương hoặc tổn thương dây thần kinh. Em bé còn có nhiều khả năng béo phì khi trưởng thành.

  • Bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.

  • Lượng đường máu của thai nhi thấp sẽ gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng như co giật, hôn mê, tổn thương não.

  • Tiền sản giật: những mẹ bầu khi mang thai bị béo phì hoặc tiểu đường không được kiểm soát tốt thường có nguy cơ tiền sản giật cao.

Thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để tránh được những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ: Tuần thai thứ 22-24 các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không. Nếu kết quả thử glucose dương tính, chưa thể kết luận được bạn có mắc tiểu đường hay không. Chỉ khoảng 30% phụ nữ có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chắc chắn.

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose nữa. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu cần làm gì hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Để hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, đặc biệt các thai phụ có nguy cơ cao như đã sinh con trên 3,5 kg, trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì… cần điều chỉnh lối sống để dự phòng:

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
  • Kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ.
  • Khuyến cáo giảm cân cho đối tượng bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Hạn chế sử dụng muối.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
  • Hoạt động thể chất chất giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid máu,…
  • Áp dụng phương pháp nấu ăn lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo, muối và thực phẩm ít chất xơ.
  • Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ngay cả sau khi sinh để giảm nguy mắc tiểu đường thai kỳ type 2 và hội chứng chuyển hóa sau khi sinh.

Lời kết:

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tiểu đường thai kỳ. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu giải quyết được thắc mắc: Thời điểm thích hợp để xét nghiệm thai kỳ?. Mọi nghi ngờ về sức khỏe, hay thắc mắc, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà để được bác sĩ tư vấn điều trị sớm nhất. Chúc mẹ có một thai kỳ bình an trọn vẹn!