Tại sao các chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung


Tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 5.100 trường hợp ung thư cổ tử cung mắc mới và đã có khoảng 2.400 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Hiện nay, ung thư cổ tử cung là bệnh gây chết người thứ 2 trong các loại ung thư mà phụ nữ mắc phải chỉ sau ung thư vú. Điều đáng nói là bệnh hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng và trị bệnh.

 tầm soát ung thư cổ tử cung

Tại sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Thông thường, khi tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường sẽ mất từ 3 đến 7 năm để phát triển thành ung thư. Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để tìm những ra những thay đổi trong các tế bào của cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Tầm soát bao gồm tế bào học cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào Pap) và, đối với một số phụ nữ, xét nghiệm tìm Papillomavirus ở người (HPV). Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear đã làm giảm số ca mắc ung thư cổ tử cung mới và số ca tử vong do ung thư cổ tử cung kể từ năm 1950. Các tế bào này sẽ được theo dõi và chẩn đoán sớm cho người bệnh biết để được can thiệp y khoa.

Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

-Ung thư cổ tử cung đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa vì vậy từ tuổi 25 phụ nữ nên đi tầm soát ung thư phụ khoa hàng năm.

-Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi),mãn kinh muộn (sau 50 tuổi).

- Không có con hoặc sinh con đầu lòng muộn (sau 35 tuổi).

-Có tiền sử bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung

- Nếu trong gia đình có người thân như mẹ, em gái hay con gái bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

-Những phụ nữ uống thuốc điều trị hormone kết hợp estrogen và progesterone để chữa trị các dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh tăng nguy cơ ung thư vú.

Và một số triệu chứng: Sờ thấy khối vùng vú hay nách; lúc còn nhỏ thường không đau; tiết dịch núm vú; tổn thương đổi màu núm vú, loét, đóng vảy núm.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm Pap smear và xét nghiệm HPV. Cả 2 xét nghiệm này đều được thực hiện trên tế bào cổ tử cung. Quá trình thực hiện khá nhanh và đơn giản. Bạn sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn khám phụ khoa, bác sĩ bộc lộ cổ tử cung bằng cách đặt mỏ vịt vào âm đạo. Các tế bào sẽ được lấy bằng một bàn chải nhỏ, không gây đau hay bất kỳ khó chịu nào. Sau đó, các tế bào sẽ được đặt vào một dung dịch đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm.

- Đối với Pap test: Mẫu tế bào sẽ được quan sát dưới kính hiển vi xem có xuất hiện tế bào bất thường không.

- Đối với xét nghiệm HPV: Mẫu tế bào sẽ được kiểm tra xem liệu có sự hiện diện của 14 chủng vi-rút nguy cơ cao thường gặp hay không.

Kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

 tầm soát ung thư cổ tử cung

Có thể mất đến ba tuần để nhận được kết quả tầm soát. Nếu xét nghiệm của bạn cho thấy có điều gì đó không bình thường thì trường hợp của bạn phải được theo dõi chặt chẽ. Có nhiều lý do tại sao kết quả kiểm tra có thể không bình thường. Tuy nhiên, kết quả tầm soát cổ tử cung không bình thường không có nghĩa là bệnh nhân bị ung thư.

-Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy các tế bào không bình thường và có thể trở thành ung thư, bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần được điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển. Điều quan trọng là phải theo dõi với bác sĩ của bạn ngay lập tức để tìm hiểu thêm về kết quả xét nghiệm của bạn và nhận được bất kỳ điều trị có thể cần thiết.

-Kết quả tầm soát ung thư cổ tư cung của bạn là bình thường, khả năng bạn bị ung thư cổ tử cung trong vài năm tới là thấp. Bác sĩ có thể cho bạn biết rằng bạn có thể đợi vài năm cho lần kiểm tra sàng lọc tiếp theo. Nhưng việc đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra là hoàn toàn cần thiết.

Những lưu ý khi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Thời điểm tầm soát tốt nhất là 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh

-Không thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi tầm soát

-Không quan hệ tình dục 2 ngày trước khi tầm soát

-Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ

Kết quả có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả vì vậy nếu xét nghiệm dương tính hoặc kết quả âm tính trên những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì nên tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác.

Lời kết:

Thấu hiểu mong muốn và tâm lý của khách hàng, trước căn bệnh gây tử vong ở phụ nữ. Phòng Khám Sản Phụ Khoa Biên Hoà với trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, sẽ mang đến kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung nhanh chóng và chính xác giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý và phòng ngừa hiệu quả.