Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ được đặc trưng bởi huyết áp cao và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường là gan và thận. bệnh có thể  để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Vậy tiền sản giật là gì? Mẹ bị tiền sản giật có sinh thường được không? Hãy cùng Sản Phụ Khoa Biên Hoà tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về tiền sản giật thai kỳ

Tìm hiểu về tiền sản giật thai kỳ

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp vào nửa sau thai kỳ và có sự hiện diện của đạm trong nước tiểu của thai phụ. Tiền sản giật thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai ở những phụ nữ có huyết áp bình thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai.

Nguyên nhân của tiền sản giật

Chưa có nguyên nhân rõ ràng gây nên tiền sản giật. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó bắt đầu tại nhau thai (cơ quan nuôi dưỡng thai nhi).

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, các mạch máu bắt đầu phát triển để cung cấp lượng máu đủ đến nhau thai để nuôi thai nhi. Nhưng với những thai phụ mắc tiền sản giật thì những mạch máu này không phát triển đầy đủ. Chúng hẹp hơn bình thường và đáp ứng không đúng với kích thích nội tiết tố khiến lượng máu giảm dần.

Nguyên nhân của sự phát triển mạch máu bất thường này có thể là do:

  • Tổn thương mạch máu.

  • Do gen.

  • Lượng máu tới tử cung không đủ.

  • Hoặc do các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch.

Triệu chứng tiền sản giật

Cho đến thời điểm hiện tại, các nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật vẫn chưa được làm rõ ràng. Tuy nhiên, sự mất cân bằng prostaglandin trong cơ thể được coi là có thể khiến nguy cơ tiền sản giật tăng cao. Đến nay, tiền sản giật vẫn là một trong năm loại bệnh trong thai kỳ gây bệnh tật và tử vong cao nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trên thế giới.

 

Các triệu chứng của tiền sản giật đôi khi rất mơ hồ. Do đó, phải định kỳ kiểm tra huyết áp và nước tiểu cho thai phụ. Những triệu chứng của tiền sản giật gồm có:

  • Tăng huyết áp: Những phụ nữ mang thai có huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg hay huyết áp tối thiểu tăng cao hơn 15mmHg so với huyết áp ở thời điểm chưa mang thai thì cần chú ý thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Phụ nữ mang thai có huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng lớn.

  • Protein niệu tăng cao: Lượng protein trong nước tiểu càng cao thì nguy cơ mắc tiền sản giật càng lớn. Để xét nghiệm được chính xác nhất thì nước tiểu của sản phụ phải được lấy trong 24h.

  • Phù nề: Ở thai phụ bình thường, sự phù nền chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối và chỉ bị sưng phù nhẹ ở chân, thường phù về chiều và khi được nằm nghỉ, kê cao chân thì sẽ hết. Nếu phù nề là triệu chứng của tiền sản giật, thai phụ sẽ bị phù toàn thân, phù trong cả buổi sáng và kê cao chân cũng không hết được. Tình trạng nặng còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hay phù não rất nguy hiểm.

  • Khó thở, thở hụt hơi: Đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua.

  • Buồn nôn, nôn mửa đột ngột: Khi đã hết thời kỳ nghén mà mẹ bầu vẫn cảm thấy buồn nôn và bị nôn đột ngột thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.

  • Hoa mắt, tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực: Nếu khi mang thai xuất hiện tình trạng hoa mắt, nhìn các vật không rõ, xuất hiện đốm sáng,…thì cần đi khám sớm.

Ngay khi có các dấu hiệu tiền sản giật. Hoặc nghi ngờ mắc tiền sản giật, chị em phụ nữ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Khi đến các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số các xét nghiệm cần thiết xác định bệnh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo monitoring sản khoa…và một số siêu âm khác đề xác định tình trạng bệnh.

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các cách để ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng cho đến nay, không có chiến lược rõ ràng nào được khuyến cáo. Ăn ít muối, thay đổi hoạt động, hạn chế calo hoặc tiêu thụ tỏi hoặc dầu cá không làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Tăng lượng vitamin C và E không được chứng minh là có lợi.

Một số nghiên cứu đã báo cáo về mối liên quan giữa thiếu vitamin D và tăng nguy cơ tiền sản giật. Nhưng trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc bổ sung vitamin D và nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể giảm nguy cơ tiền sản giật bằng:

• Aspirin liều thấp. Nếu bạn gặp một số yếu tố nguy cơ - bao gồm tiền sử tiền sản giật, đa thai, cao huyết áp mãn tính, bệnh thận, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn - bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin liều thấp hàng ngày 81mg sau 12 tuần mang thai .

• Bổ sung canxi. Trong một số quần thể, phụ nữ bị thiếu canxi trước khi mang thai - và không có đủ canxi trong thai kỳ thông qua chế độ ăn uống của họ - có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung canxi để ngăn ngừa tiền sản giật

Điều quan trọng là bạn không dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung nào mà không có ý kiến của Bác sĩ sản khoa. Trước khi bạn có thai, đặc biệt là nếu bạn đã bị tiền sản giật trước đó, nên điều chỉnh sức khỏe hợp lý. Giảm cân , và đảm bảo bệnh tiểu đường được quản lý tốt.

Khi có thai, hãy theo dõi thai kỳ thường xuyên thông qua chăm sóc trước khi sinh sớm. Nếu tiền sản giật được phát hiện sớm, Bác sĩ có thể đưa ra một phương án thích hợp để ngăn ngừa các biến chứng và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mẹ và thai.

Tiền sản giật có sinh thường được không?

Thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường.

Theo các bác sĩ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường an toàn trong khi phần còn lại được mổ lấy thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào tình trạng của mẹ và bé để lựa chọn cách sinh phù hợp nhất.

Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Nếu bà bầu bị tiền sản giật ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tự theo dõi và điều trị tại nhà. Bệnh nhân nên kiểm tra huyết áp 2 lần/ngày, theo dõi cân nặng, tình trạng sức khỏe, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Với trường hợp này, có thể không cần phải tiến hành kích thích chuyển dạ mà có thể sinh thường theo đúng thai kỳ.

Nếu tiền sản giật ở bà bầu đã ở tình trạng nặng, đe dọa đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi thì nhiều khả năng phải tiến hành kích thích chuyển dạ, mổ đưa thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu thai nhi đã phát triển ở tuần 35 trở đi thì tử cung bà bầu đã mềm và hoàn toàn có thể sinh thường được. Trường hợp này sẽ được các bác sĩ theo dõi nghiêm ngặt trong suốt quá trình mang thai và chuyển dạ.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ toàn bộ thông tin về câu hỏi tiền sản giật có sinh thường được không? Và những liên quan đến bệnh lý tiền sản giật. Mẹ bầu nên có kế hoạch khám thai định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiền sản giật nhé. Phòng khám sản phụ khoa Biên Hòa Bs Tình chuyên Siêu âm thai, Khám thai định kỳ, phát hiện các trường hợp thai bệnh lý, phát hiện các dị tật của thai nhi, phát hiện sớm các nguy cơ thai nghén. Với tiêu chí khám chữa bệnh lương y như từ mẫu, khi bệnh nhân đến thăm khám tại phòng khám sản phụ khoa Biên Hòa BS Nguyễn Thị Tình sẽ được chăm sóc tận tâm, chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất.