Bạn đang có kế hoạch mang thai thì việc chuẩn bị tốt những kiến thức trước khi mang thai là một điều quan trọng giúp mẹ có một kỳ thai khỏe mạnh.Trước khi mang thai hầu hết các chuyên gia sẽ khuyến khích các bạn thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, giữ sức khỏe thể chất và tinh thần để cơ thể ở trạng thái tốt nhất khi mang thai. Vậy cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

chuẩn bị trước khi mang thai

Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Để chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân đã sẵn sàng làm cha mẹ chưa? Tài chính có đủ cho việc nuôi dạy một đứa trẻ? Bạn có thể cân bằng công việc và gia đình không? Bạn có sẵn sàng từ bỏ một số thú vui để ở nhà chăm sóc con?

Khi một đứa trẻ ra đời sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Bạn nên suy nghĩ kỹ và chỉ mang thai khi đã sẵn sàng!

Khi có kế hoạch mang thai, hãy giải quyết các vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống. Sắp xếp lại công việc. Nghỉ ngơi đầy đủ, dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc giữ tâm trạng vui vẻ. Ngoài ra, bạn có thể đi du lịch, tham gia các lớp tập yoga hoặc thiền, đi massage,.... để giải tỏa stress.

Hẹn gặp và nghe tư vấn của bác sĩ

- Bạn sẽ gặp bác sĩ Sản khoa rất nhiều lần trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc gặp gỡ bác sĩ trước khi mang thai cũng vô cùng cần thiết. Dù bạn đã từng mang thai trước đây hay chưa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, hoặc khiến cho thai kỳ của bạn có những rủi ro. Khám sàng lọc trước mang thai là cực kì cần thiết để mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát từ ngay lúc này.

Nếu gia đình bạn có những người bị bệnh như xơ nang hoặc bệnh hồng cầu hình liềm. Bạn có thể cũng cần được tư vấn di truyền hoặc các xét nghiệm tầm soát trước mang thai.

- Bạn nên đi khám răng để đảm bảo rằng răng và lợi của bạn khỏe mạnh trước khi có thai. Điều đó tốt cho thai nhi cũng như nụ cười của bạn! Mang thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về lợi và chính các bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.

- Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai vì phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Chính vì thế tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chị em khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai

- Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai là một điều cần thiết bởi Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Nếu có trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi qua kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

- Còn nếu thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

Thực hiện lối sống lành mạnh

chuẩn bị trước khi mang thai

- Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe: Tập thể dục không chỉ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng mà còn giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn. Tập thể dục cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt trước khi mang thai. Đây cũng là một lợi ích rất tốt, Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp.

- Ăn uống lành mạnh: Bỏ qua các đồ ăn nhanh thay bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất.

- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Vẫn biết lên kế hoạch có em bé bố mẹ cần phải làm việc nhiều hơn để chuẩn bị chào đón thành viên mới. Nhưng hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe nhé.

- Bỏ rượu, thuốc lá, chất kích thích: Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện, cả vợ cả chồng nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Người chồng hút thuốc lá làm số lượng tinh trùng sẽ thấp ảnh hưởng nhiều đến khả năng thụ thai.

Bổ sung vitamin tăng cường sức khỏe

Tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để bổ sung cho phù hợp. Người chồng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và vitamin E để tinh trùng khỏe mạnh. Hay người vợ có thể bổ sung vitamin tổng hợp trước sinh, trong đó không thể thiếu thành phần Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Cần bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai.

Lời kết:

Hy vọng những thông tin Của Phòng Khám sản Phụ Khoa Biên Hoà Chia sẻ sẽ giúp ba mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con đến với mình và mẹ cũng sẽ có một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh.